Tư duy hệ thống – Năng lực của nhà lãnh đạo xuất sắc

Tư duy hệ thống là thuật ngữ không mới, nhưng lại ít nhận được sự quan tâm trong các loại tư duy. Trong khi đó, sự xuất hiện gần đây của ChatGPT càng chứng minh sự thay đổi không ngừng của xã hội. Điều này đòi hỏi con người, đặc biệt là những người giữ vai trò lãnh đạo cần rèn luyện năng lực này để đối diện với những biến đổi. Cùng True Success tìm hiểu về năng lực này dưới đây.

Tư duy hệ thống là gì?

Khái niệm Hệ thống

Trước khi hiểu thế nào là tư duy hệ thống, chúng ta cần hiểu thế nào là một hệ thống. Trong khoá huấn luyện Đột phá năng lực lãnh đạo , chuyên gia Harry Trịnh đã định nghĩa: Hệ thống là một nhóm các phần được liên kết với nhau, hoạt động cùng nhau để hướng tới mục đích hoặc chức năng chung.

Như vậy, một hệ thống gồm rất nhiều các phần, có thể có sự khác nhau nhưng vẫn có sự liên kết chặt chẽ. Sự liên kết này thể hiện ở chỗ, dù chức năng của các phần không giống nhau, nhưng các hoạt động diễn ra cần hướng về một mục đích, mục tiêu chung, rõ ràng. Và tất cả những chức năng sẽ cùng nhau phụng sự cho một mục tiêu đó.

Khái niệm về Tư duy hệ thống

Theo chuyên gia Harry Trịnh: tư duy hệ thống là nghiên cứu và phân tích hệ thống, từ đó điều chỉnh hoạt động của hệ thống đó một cách hiệu quả và có thể ứng dụng nó vào hệ thống khác ở bất kỳ cấp độ và hoàn cảnh nào.

Để có năng lực hệ thống này, cần thay đổi tư duy nhìn vào bức tranh tổng thể, không chỉ nhìn vào từng thành phần, tập trung vào sự kết nối và mối quan hệ giữa các phần của một hệ thống. Chính cái nhìn này sẽ giúp chúng ta tăng cường khả năng, hiểu được các phần tử và kết nối chúng với nhau. Từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh hoặc tái thiết lại hệ thống.

khai-niem-ve-tu-duy-he-thong

Khái niệm về Tư duy hệ thống

Các cấp độ của tư duy hệ thống

Năng lực hệ thống bao gồm 5 cấp độ. Các cấp độ đó là:

  1. Cấp độ 0: Không nhận ra
  2. Cấp độ 1: Biết sơ sơ
  3. Cấp độ 2: Hiểu biết sâu sắc
  4. Cấp độ 3: Người tập sự
  5. Cấp độ 4: Chuyên gia
  6. Cấp độ 5: Bậc thầy

Nếu như chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu lý thuyết của năng lực hệ thống thì chưa đủ, thay đổi tư duy về năng lực này cần phải có sự thực hành trong chính cuộc sống, công việc. Để lên được cấp độ chuyên gia hay bậc thầy đó là một quá trình học tập, rèn luyện và thực chiến trong cuộc sống. Như vậy mới có sự chuyển hoá từ lý thuyết sang áp dụng thực tế.

Những sai lầm thường mắc khi tư duy hệ thống

Khi tư duy về năng lực này, có rất nhiều sai lầm mà mọi người hay mắc phải, những sai lầm nhỏ không gây hậu quả quá lớn, có thể khắc phục được. Nhưng những sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng thì toàn bộ hệ thống có thể đứt gãy liên kết, mất phương hướng của hệ thống.

Xem thêm: Mô hình lãnh đạo linh hoạt theo tình huống Hersey-Blanchard

  1. Cần gấp về thời gian

Điều này rất dễ mắc phải bởi nhiều người. Vì hệ thống là cái nhìn tổng quan nên tư duy hệ thống cần có thời gian để sắp xếp, lập trình trật tự. Sự gấp gáp có thể làm đảo luận quy trình, thiếu sót các phần tử trong trật tự liên kết của hệ thống. 

  1. Sai đâu sửa đó

Việc thiếu năng lực hệ thống có thể gây ra những lỗ hổng trong liên kết. Trong khi thực hiện mục tiêu, những lỗ hổng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Việc sai đâu sửa đó chỉ như việc chắp vá, nếu không có sự kiện toàn hệ thống rất dễ trở nên manh mún, thiếu gắn kết.

  1. Tất cả đều quy ra tiền

Tiền bạc rất quan trọng nhưng trong hệ thống, tiền bạc chỉ là một phần, nếu dành quá nhiều thời gian, công sức và tư duy chỉ tập trung vào tiền bạc thì hệ thống khó có thể liên kết được. Cái nhìn tổng quan chính là làm sao để 

  1. Thờ ơ hoặc quan tâm chưa đúng mức
  2. Chỉ biết mình, không quan tâm đến thứ khác, khôn lỏi

Nếu một nhà lãnh đạo chỉ quan tâm đến bản thân mình thì hệ thống doanh nghiệp khó có thể phát triển bền vững. Hệ thống là một tổng thể, việc tập trung quá mức vào lợi ích của một phần, một cá nhân đều gây ra những bất lợi cho hệ thống.

  1. Áp đặt cái tôi

6-sai-lam-thuong-gap-khi-tu-duy-he-thong

6 sai lầm thường gặp khi tư duy hệ thống

Tư duy hệ thống và năng lực của nhà lãnh đạo

Tư duy hệ thống – Một trong 15 năng lực của nhà lãnh đạo xuất sắc

Trong chương trình đào tạo cho các doanh nhân, doanh chủ, lãnh đạo, chuyên gia Harry Trịnh đã đưa ra 5 trụ cột và 15 năng lực cốt lõi của nhà lãnh đạo. Tư duy hệ thống dành cho lãnh đạo chính là một trong số đó.

Bản thân mỗi người là một hệ thống, doanh nghiệp, tổ chức cũng là một hệ thống. Nhà lãnh đạo chính là người cần đồng bộ hệ thống của bản thân với doanh nghiệp sao cho tương thích. Nếu bản thân nhà lãnh đạo là một hệ thống không tốt thì doanh nghiệp cũng rất dễ trở thành một hệ thống sai. 

Trước sự thay đổi của công nghệ, thế giới, tức là những hệ thống khác đang thay đổi liên tục, đối diện với vấn đề này thì doanh nghiệp cũng cần là một hệ thống chặt chẽ và linh hoạt. Người lãnh đạo cũng cần có cái nhìn tổng quát, nâng cao năng lực này để lường trước những cơ hội, rủi ro và chuẩn bị nguồn lực để đối phó với sự thay đổi.

chuyen-gia-harry-trinh-va-khoa-huan-luyen-dot-pha-nang-luc-lanh-dao

Chuyên gia Harry Trịnh và khoá huấn luyện Đột phá năng lực lãnh đạo

Tại sao nhà lãnh đạo cần thay đổi tư duy hệ thống?

Xây dựng cái nhìn tổng quan

Những nhà lãnh đạo, quản lý cần có tư duy hệ thống để bao quát, hiểu sâu những vấn đề, từ đó thấy được những điểm sai, khó khăn trong công việc. Chỉ khi xác định được những nguyên nhân gốc rễ thì mới có thể tìm kiếm những giải pháp phù hợp, vận hành tổ chức, doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Cái nhìn tổng quan giúp xác định vấn đề, cơ hội, hay nguyên nhân theo nhiều chiều. Nói cách khác năng lực này để nhà lãnh đạo thấu hiểu vấn đề một cách khách quan, thấy được mối liên hệ giữa các vấn đề tồn tại.

Doanh nghiệp là một hệ thống, ví dụ như doanh thu của doanh nghiệp chưa đạt, nhà lãnh đạo cần xét trên nhiều góc độ, tìm vấn đề của hầu hết các phòng ban, không chỉ xét vấn đề ở bộ phận bán hàng.

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC TRUE ONLINE

Đổi mới, sáng tạo

Dựa trên năng lực lõi, một hệ thống liên kết chặt chẽ sẽ chìa khoá để đưa doanh nghiệp vững vàng trong thời đại hiện nay, thoát khỏi lối mòn hoạt động có tính chất lỗi thời. 

Không ngừng nâng cao, cải tiến và sáng tạo là cách để một doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, bứt phá trong tương lai. Đặc biệt, vào khi người lãnh đạo phải lãnh đạo trong một thế giới mới, thế giới của công nghệ.

Lời kết

Tư duy hệ thống là năng lực cần cho bất cứ ai, đặc biệt là những người làm lãnh đạo. Chỉ khi hiểu về năng lực hệ thống, nhà lãnh đạo mới bắt kịp được xu thế của thời đại công nghệ trong điều hành doanh nghiệp, tổ chức của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *